1. Cao răng và những điều nên biết về cao răng
Sau khi ăn 15-30 phút trên bề mặt răng sẽ hình thành một lớp màng mỏng, nếu không được làm sạch vi khuẩn sẽ kéo đến tích tụ ngày một dày lên gọi là mảng bám. Vi khuẩn chiếm khoảng 90-95% trọng lượng mảng bám (có khoảng 500 loại vi khuẩn khác nhau tồn tại trên mảng bám). Còn lại là các tế bào vật chủ khuôn hữu cơ, ion vô cơ. Khi mảng bám còn mềm có thể làm sạch khỏi bề mặt răng bằng bàn chải hoặc chỉ tơ nha khoa. Nhưng khi tồn tại lâu mảng bám vôi hóa bởi các muối vô cơ trong nước bọt, thức ăn, sự lắng đọng sắt của huyết thanh… trở nên cứng, bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi, gọi là cao răng.
2. Cao răng
Có hai loại cao răng: cao răng thường và cao răng huyết thanh.
- Cao răng thường: là cao răng trên lợi do sự lắng đọng ion vô cơ của thức ăn, nước bọt.
- Cao răng huyết thanh (cao răng dưới lợi):Khi lợi bị viêm, chảy máu, ion sắt ngấm vào cao răng thường tạo nên màu nâu đỏ gọi là cao răng huyết thanh.
3. Cao răng và sức khỏe răng miệng
Vi khuẩn trên cao răng là tác nhân chính gây nên sâu răng (chủ yếu là streptococcus mutans và Lactobacillius). Nếu thức ăn, tinh bột, đường bám trên răng không được làm sạch vi khuẩn sẽ lên men tạo ra acid, và gây phá hủy tổ chức vô cơ, hữu cơ của răng. Khi quá trình tái khoáng hóa của men răng không đáp ứng kịp quá trình hủy khoáng trên sẽ dẫn tới khuyết hổng tổ chức cứng của răng gọi là sâu răng.
4. Sâu răng
Bên cạnh đó, trong quá trình sinh sôi nảy nở, vi khuẩn giải phóng ra các men và độc tố gây bệnh làm lợi viêm, từ đó gây sưng đau, thậm chí chảy máu. Nếu không được điều trị bệnh tiến triển mạnh hơn các mô lợi tụt xuống vi khuẩn xâm nhập vào sâu trong tổ chức quanh răng gây tiêu xương ổ răng dẫn tới mất răng. Ở một số bệnh nhân viêm quanh răng, tiêu xương ổ răng nặng còn biến chứng viêm tủy răng với các triệu chứng lâm sàng nặng nề khó chịu.
5. Làm gì để loại bỏ cao răng
Đừng đợi có cao răng mới đi lấy bởi vì khi cao răng hình thành thì đã gây ra tổn thương và để lại hậu quả. Định kì chúng ta nên đi lấy cao răng 3-6 tháng/1 lần. Có rất nhiều phương pháp lấy cao răng nhưng phổ biến nhất hiện nay là lấy cao răng bằng máy siêu âm rất êm ái và hiệu quả. Máy có đầu rung vượt qua tần số âm thanh để đánh bong các mảng cao răng cứng đầu mà không hề gây ảnh hưởng gì tới men răng của bạn.
6. Máy lấy cao siêu âm
Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, mắc các bệnh suy giảm miễn dịch, có ý định mang thai… bạn cần có kế hoạch khám và lấy cao răng cụ thể của bác sĩ chuyên khoa tư vấn. Để ngăn ngừa cao răng cần đánh răng đúng cách sau khi ăn, sử dụng chỉ tơ nha khoa để vệ sinh những vùng răng mà bàn chải không vệ sinh tới, kết hợp sử dụng nước súc miệng để làm sạch và phòng chống các bệnh quanh răng.
Có thể bạn muốn xem thêm: Lấy cao răng bằng máy siêu âm
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét